Kiểm định máng trượt và công trình vui chơi khác. Uy tín. Chất lượng. Hỗ trợ 247

Kiểm định máng trượt và công trình vui chơi khác. Dịch vụ nhanh rẻ, uy tín, chất lượng. Liên hệ hotline: 0337 357 135 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh.

Kiểm định máng trượt và công trình vui chơi khác. Uy tín. Chất lượng. Hỗ trợ 247

1. Kiểm định hệ thống máng trượt 

1.1 Quy trình kiểm định

Hệ thống máng trượt thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Do đó các cá nhân tổ chức cần lưu ý tiến hành kiểm định hệ thống máng trượt theo đúng yêu cầu luật định.

Kiểm định hệ thống máng trượt

Hệ thống máng trượt là hệ thống đồng bộ bao gồm: máng trượt (có dạng hình máng hoặc hình trụ), xe trượt, hệ thống chuyển vận trên mặt đất.
Kiểm định hệ thống máng trượt là hoạt động kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm máng trượt của tổ chức kiểm định hợp pháp. Dựa trên kết quả kiểm tra, kiểm định viên sẽ xác nhận tính an toàn, ổn định, chất lượng của đối tượng kiểm định. Từ đó, chứng nhận hệ thống máng trượt là đạt các yêu cầu dựa theo các tiêu chuẩn, chỉ tiêu tương ứng để đưa vào vận hành, sử dụng trên thực tiễn.

2. Khi nào hệ thống máng trượt cần được kiểm định?

2.1 Kiểm định an toàn kỹ thuật được tiến hành đối với các hệ thống máng trượt khi:

  • Kiểm định lần đầu: hệ thống chưa đi vào vận hành, hoạt động và chưa được kiểm định trước đó. Thời hạn kiểm định định kỳ hệ thống máng trượt là 01 năm;

  • Kiểm định định kỳ: hệ thống đã được vận hành, hoạt động trên thực tiễn và kiểm định trước đó;

  • Kiểm định bất thường: sau khi hệ thống máng trượt được sửa chữa hoặc kiểm định theo yêu cầu của đơn vị vận hành hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Tại sao cần tiến hành kiểm định máng trượt?

Thứ nhất, tuân thủ các yêu cầu luật định về an toàn đối với hệ thống máng trượt theo Nghị định 44/2016 NĐ-CP, Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH, Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH;
Thứ hai, đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi hệ thống vận hành, hoạt động;
Thứ ba, giảm thiểu các rủi ro nguy hiểm, tai nạn gây thiệt hại đến đơn vị vận hành và người sử dụng;
Theo đó, Để đảm bảo được những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cũng như loại những rủi ro cướp đi sinh mạng con người hay gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường thì các nhà sản xuất hay kinh doanh về hệ thống máng trượt theo QTKĐ 12-2014/BLĐTBXH cũng như các sản phẩm nằm trong danh mục kiểm định cần phải được tiến hành kiểm định trước khi những thiết bị máy móc muốn được đưa vào hoạt động.

4. Điều kiện cần có để kiểm định hệ thống máng trượt

 Máng trượt sẽ được kiểm định khi có đủ các điều kiện sau:

  • Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng hoạt động; Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ;
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn xây dựng quy trình quản lý chất lượng hiệu quả

5. Quy trình kiểm định an toàn hệ thống máng trượt

Công tác kiểm định an toàn hệ thống máng trượt được tiến hành lần lượt theo các bước dưới đây:
► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn; Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực;
Bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính; Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
Hồ sơ xuất xưởng của hệ thống (Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn; Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn; Biên bản nghiệm thử xuất xưởng...);
Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện của động cơ, thiết bị bảo vệ;
Hồ sơ kết cấu nền móng: Hồ sơ nghiệm thu phần móng (bản vẽ hoàn công và các kết quả thử nghiệm);
Hồ sơ lắp đặt;
Giấy chứng nhận hợp quy.
► Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của thiết bị;
Mã hiệu, nhãn hiệu của thiết bị;
Kiểm tra phần kết cấu, các khuyết tật của thiết bị (kiểm tra phần móng, các trụ đỡ, liên kết giữa chúng; kiểm tra các mối ghép liên kết các bộ phận trong hệ thống bằng các dụng cụ chuyên dùng; Các mối hàn quan trọng như đường ray, máng, giá đỡ, kết cấu chịu lực,...); Kiểm tra mặt bằng, vị trí lắp đặt;
Kiểm tra các Hệ dẫn động (kiểm tra các thông số của hệ dẫn, kiểm tra điện trở cách điện, kiểm tra cơ cấu, bộ phận truyền động của hệ thống dẫn kéo, hệ thống phanh);
Kiểm tra xe trượt (kiểm tra kết cấu, hệ bánh xe, cơ cấu điều chỉnh hướng tâm, phanh điều chỉnh tốc độ, ghế ngồi của hành khách, bộ tách bắt cáp, phanh tay);
Kiểm tra nhà ga và hệ thống điện (kiểm tra lan can, biển báo, mái che, phòng điều khiển, sàn đỗ, lối tiếp cận xe trượt, bố trí đường điện; hệ thống nối đất, nối không bảo vệ thiết bị điện; mạch điều khiển; thiết bị chiếu sáng);
Kiểm tra cáp thép và bộ phận căng cáp (kiểm tra mối nối cáp, Kiểm tra các thông số của cáp thép, loại bỏ cáp,..);
Kiểm tra đường trượt;
Kiểm tra các hệ thống an toàn.
► Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật thử không tải với hệ thống máng trượt
Cho thiết bị chạy thử không tải 3 vòng, kiểm tra các thông số và tính năng của thiết bị. Thử không tải được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.
► Bước 4: Các chế độ thử tải – Phương pháp thử Tải trọng thử bằng 110% tải định mức.
Tải thử phải có kích thước phù hợp, được định vị và kẹp chặt trên ghế ngồi.
Thử đối với 100% số xe trượt, vận hành với vận tốc tối đa, khoảng cách giữa các xe khi xuất phát không nhỏ hơn 15m.
► Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
Với hệ thống máng trượt đạt các yêu cầu  kỹ thuật an toàn, kiểm định viên lập biên bản kiểm định và dán tem kiểm định cho hệ thống máng trượt ở vị trí dễ quan sát. Tổ chức kiểm định hợp pháp cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho hệ thống máng trượt đạt yêu cầu.

Đối với những thiết bị không đạt thì đơn vị kiểm định lập biên bản với kết quả không đạt và kiến nghị cơ sở vận hành, phân phối thiết bị khắc phục. Đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng hệ thống máng trượt.
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm tra.


Những trải nghiệm khi được hợp tác với dịch vụ hiệu chuẩn nhanh G-TECH:

1.    Thời gian kiểm định và cấp GIẤY CHỨNG NHẬN nhanh nhất, trong vòng 1~3 ngày làm việc.
2.    Triển khai dịch vụ kiểm định, cấp GCN tận nơi cho khách hàng.
3.    Triển khai dịch vụ cấp GCN lấy liền tại phòng kiểm định.
4.    On-site tận nơi cho khách hàng, do khách hàng chọn ngày
5.    Chỉnh lại thiết bị khi có sai số trong khả năng cho phép.
6.    Thời gian thanh toán trong vòng 30 ngày từ ngày xuất hóa đơn tài chính bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.
7.    Hỗ trợ khách hàng giao nhận thiết bị tận nơi.
8.    Hỗ trợ khách hàng in lại GCN + tem khi thay đổi mã thiết bị…
9.    Giá cả cạnh tranh so với đối thủ, chính sách chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thân thiết.…

Hãy đến với chúng tôi để được phục vụ theo cách riêng của bạn.

LH : Hotline 0337 357 135
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ G-TECH
Mail: kinhdoanh.hieuchuangtech@gmail.com.
Web: g-techvn.com