Kiểm định xe tải hàng dùng động cơ, xe tự hành nâng người có tải trọng từ 3 tấn đến 7,5 tấn . Uy tín. Chất lượng. Hỗ trợ 247.

Kiểm định xe tải hàng dùng động cơ, xe tự hành nâng người có tải trọng từ 3 tấn đến 7,5 tấn. Dịch vụ nhanh rẻ, uy tín, chất lượng. Liên hệ hotline: 0337 357 135 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh.

Kiểm định xe tải hàng dùng động cơ, xe tự hành nâng người có tải trọng từ 3 tấn đến 7,5 tấn . Uy tín. Chất lượng. Hỗ trợ 247.

1. Kiểm định xe nâng người là gì?

   Xe nâng người hay còn gọi là thiết bị nâng người làm việc trên cao là một thiết bị có chức năng đưa người lên và làm việc tại những khu vực trên cao hoặc những vị trí mà bình thường không thể tiếp cận, với những mục đích như xây dựng, bảo trì công trình hoặc dùng cho nhân viên cứu hỏa trong những tình huống khẩn cấp. Do đặc điểm làm việc của thiết bị nên kiểm định an toàn xe nâng người là một công việc vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng người:

   Xe nâng người là thiết bị nâng, sử dụng các cơ cấu cơ khí như xi lanh thuỷ lực, hệ trục vitme, đai ốc, hệ kết cấu bình hành, xích nâng, kết cấu dạng cần…để tạo ra chuyển động của cơ cấu nâng. Chuyển động của kết cấu nâng gắn với xe nâng người gòm chuyển động theo phương thẳng đứng và phương ngang trong không gian. Với những chuyển động này xe nâng người có thể đưa người lên bất kỳ vị trí nào trong tầm với của xe nâng người.

Kiểm định xe nâng người là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật và độ an toàn của xe nâng người dựa vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động được quy định rõ.

2. Các văn bản quy định tiêu chuẩn kiểm định xe nâng người

  • QCVN 22:2010/BGTVT: văn bản quy định quy chuẩn quốc gia về chế tạo và kiểm tra đối với những phương tiện, thiết bị có chức năng tháo dỡ.
  • QTKĐ 18:2016/BLĐTBXH: quy định quy trình kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đối với thiết bị xe nâng người.
  • TCXDVN 296:2004: Các yêu cầu về an toàn đối với dàn giáo
  • TCVN 4755:1989: Các yêu cầu về an toàn đối với hệ thống thủy lực của cần trục
  • TCVN 5206:1990: Yêu cầu an toàn về đối trọng, ổn trọng của máy nâng hạ
  • TCVN 5179:1990: Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực của máy nâng hạ

Ngoài những tiêu chuẩn quốc gia về kiểm định an toàn xe nâng người kể trên, những tiêu chuẩn khác khi được đưa vào kiểm định cần có đơn đề nghị của đơn vị sử dụng hoặc đơn vị chế tạo, đồng thời những tiêu chuẩn đó phải có chỉ tiêu về kỹ thuật cao bằng hoặc cao hơn những chỉ tiêu trong các văn bản trên.

3. Quy trình kiểm định xe nâng người đạt tiêu chuẩn

Một quy trình kiểm tra, kiểm định xe nâng người tiêu chuẩn cần trải qua những bước sau:

3.1 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị

Kiểm định xe nâng người cần xem xét: lý lịch thiết bị, bản vẽ cấu tạo thiết bị, bản vẽ nguyên lý điện điều khiển, quy trình vận hành và xử lý sự cố, nhật ký sửa chữa nếu có và hồ sơ kiểm định lần trước (đối với những lần kiểm định từ thứ 2 trở lên).

3.2 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

  •  Kiểm tra vị trí thiết bị
  • Xem xét kỹ thuật của các chi tiết, bộ phận của thiết bị
  •  Áp dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy để phát hiện các khuyết tật trong thiết kế bề mặt của các bộ phận nâng hạ.

3.3 Thử nghiệm ở chế độ không tải

Vận hành thử thiết bị mà không có người ở bộ phận nâng để kiểm tra hoạt động của các cơ cấu truyền động, cơ cấu an toàn, cơ cấu nâng hạ.

3.4 Thử nghiệm với tải trọng theo quy định

  • Thử tải tĩnh trong 10 phút
  • Thử tải động
  • Thử quá tải để kiểm tra hệ thống chống quá tải
  • Thử hệ thống cứu hộ khi ngắt nguồn động lực cung cấp

4. Kết quả kiểm định xe nâng người

Trong và sau quá trình kiểm định xe nâng người, đơn vị kiểm định có trách nhiệm:

  • Ghi nhận kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định
  • Bàn giao giấy chứng nhận kiểm định đối với những xe đạt yêu cầu
  • Đối với những xe bị hỏng, lỗi hay có bộ phận không đảm bảo chức năng hoạt động cần cho ngừng sử dụng xe và lập báo cáo kiến nghị sửa chữa.

5. Thời hạn của mỗi lần kiểm định xe nâng người

5.1 Kiểm định lần đầu: thực hiện trước khi đưa xe vào sử dụng

5.2 Kiểm định định kỳ: thực hiện 1 năm 1 lần để kiểm tra độ an toàn của thiết bị

5.3 Kiểm định bất thường: thực hiện khi có kiến nghị của đơn vị chế tạo hay đơn vị sử dụng hoặc các cơ quan chức năng hoặc khi có thay thế sửa chữa ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật hoặc khả năng vận hành của thiết bị

Những trải nghiệm khi được hợp tác với dịch vụ hiệu chuẩn nhanh G-TECH:

1.    Thời gian kiểm định và cấp GIẤY CHỨNG NHẬN nhanh nhất, trong vòng 1~3 ngày làm việc.
2.    Triển khai dịch vụ kiểm định, cấp GCN tận nơi cho khách hàng.
3.    Triển khai dịch vụ cấp GCN lấy liền tại phòng kiểm định.
4.    On-site tận nơi cho khách hàng, do khách hàng chọn ngày
5.    Chỉnh lại thiết bị khi có sai số trong khả năng cho phép.
6.    Thời gian thanh toán trong vòng 30 ngày từ ngày xuất hóa đơn tài chính bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.
7.    Hỗ trợ khách hàng giao nhận thiết bị tận nơi.
8.    Hỗ trợ khách hàng in lại GCN + tem khi thay đổi mã thiết bị…
9.    Giá cả cạnh tranh so với đối thủ, chính sách chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thân thiết.…

Hãy đến với chúng tôi để được phục vụ theo cách riêng của bạn.

LH : Hotline 0337 357 135
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ G-TECH
Mail: kinhdoanh.hieuchuangtech@gmail.com.
Web: g-techvn.com