Tổng quan, độ an toàn, tác dụng phụ và mức độ hiệu quả của Vắc xin Sputnik V của Nga
Vắc-xin Sputnik V là một loại vắc-xin để phòng bệnh COVID-19.
Nhà sản xuất/nhà phát triển: Viện Nghiên cứu Gamaleya
Tên nghiên cứu: Gam-COVID-Vac
Loại vắc-xin: Véc-tơ vi-rút không nhân lên
Đường đưa vào cơ thể: Tiêm bắp
Cách hoạt động của vaccine dựa trên Vector Adenovirus
Vaccine Sputnik V được phát triển dựa trên công nghệ vector adenovirus, là một trong những loại vector được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ gen. Đây cũng là công nghệ được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya nghiên cứu từ năm 1953.
Vector adenovirus là công nghệ mới và đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh. Hiện nay, các nhà phát triển vaccine trên thế giới cũng đang tập trung vào công nghệ vector adenovirus để sớm có được vaccine Covid-19 phòng đại dịch.
Để đảm bảo khả năng miễn dịch lâu dài, các nhà khoa học Nga đã đưa ra một ý tưởng đột phá là sử dụng hai loại vector adenovirus khác nhau (rAd26 và rAd5) cho lần tiêm chủng thứ nhất và thứ hai. Người sử dụng vaccine Sputnik V sẽ phải tiêm 2 mũi, sử dụng hai loại vector khác nhau là rAd5 và rAd26. Bằng cách này, chúng sẽ “đánh lừa” cơ thể, kích thích miễn dịch đối với vector đầu tiên và tăng hiệu quả của vaccine với mũi thứ hai sử dụng vector khác.
Mức độ an toàn và hiệu quả của vacxin Sputnik V Nga
Nga không phải là quốc gia duy nhất tham gia cuộc đua chế tạo vaccine chống lại đại dịch toàn cầu, song lại trở thành nước đầu tiên được cấp phép vaccine Covid-19. Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết, bí quyết để Nga “đi sau nhưng về trước” chính là việc ứng dụng thành tựu sẵn có trong nghiên cứu điều trị các dịch bệnh từng có trong lịch sử như Ebola và MERS, vốn được cho là có nhiều điểm tương đồng với Sars-Cov-2.
1. Mức độ an toàn của vaccine Sputnik V
Vaccine Sputnik V của Nga bắt đầu vào thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) từ ngày 11/8/2020. Đã có hơn 16.000 tình nguyện viên chia làm hai nhóm tham gia thử nghiệm vaccine Sputnik V tại 29 trung tâm y tế Nga. Cuộc thử nghiệm diễn ra trong 21 ngày. Nhóm đầu được tiêm vaccine Sputnik-V, nhóm thứ hai được tiêm giả dược. (3)
Tháng 9/2020, Sputnik V vaccine đã cho kết quả. Theo đó, chỉ có khoảng 4% người được tiêm vaccine có triệu chứng giả cúm trong thời gian ngắn như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, không phát hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào. Đây là kết quả tốt đẹp vượt mức mong đợi khẳng định Sputnik V vaccine có độ an toàn cao.
2. Vắc xin Sputnik V có hiệu quả lên đến 91,6%
Sputnik V của Nga thực chất là hai loại vắc xin khác nhau, được tiêm cách nhau 21 ngày. Liều thứ nhất sử dụng vector là virus rAd26 (cùng loại với vắc-xin đang được phát triển bởi Johnson & Johnson và Trường Y Harvard). Liều thứ hai là các vector rAd5 (cùng loại với vắc xin đang được CanSino Biology phát triển ở Trung Quốc).
NGuồn: Who.int